Ca ghép 2 lá phổi diễn ra ngày 30 Tết Giáp Thìn và nụ cười cô gái trẻ vào sáng mùng 1 Tết. Ảnh: BSCC
Tại Việt Nam, nguồn cho tạng từ người chết não rất ít, trong khi trong kỹ thuật ghép phổi, cứ 5 người cho chết não thì mới có 1 người có thể lấy được phổi để ghép vì vấn đề bảo quản phổi để ghép rất khó. Vì vậy, ghép phổi thường gặp nhiều khó khăn và ít ca ghép hơn so với các tạng khác.
Phép màu đến rất bất ngờ với cô gái trẻ. Chiều 8/2 (29 Tết Giáp Thìn), Bệnh viện Phổi Trung ương tiếp nhận thông tin có phổi hiến từ Bệnh viện Trung ương quân đội 108 (Hà Nội). Người cho tạng là nam thanh niên 26 tuổi chết não do tai nạn giao thông. Nhiều tạng và bộ phận cơ thể của anh được đánh giá có thể lấy được để cứu nhiều cuộc đời khác...
Lập tức, Chương trình ghép phổi được kích hoạt khẩn cấp, đồng thời ngay trong đêm tổ chức hội chẩn lựa chọn người bệnh được nhận tạng.
Sau khi hội chẩn với GS.Jasleen, Giám đốc Trung tâm Ghép phổi UCSF, là 1 trong 9 trung tâm ghép phổi lớn và có uy tín nhất tại Hoa Kỳ; GS.TS Lê Ngọc Thành (Chủ tịch Hội Phẫu thuật tim mạch lồng ngực Việt Nam), Tiến sĩ Lê Công Hựu (Giám đốc Bệnh viện E) và Tiến sĩ Đinh Văn Lượng (Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương) quyết định khởi động ca ghép phổi này.
Hơn 80 nhân lực thuộc Bệnh viện Phổi Trung ương được huy động trực tiếp tham gia, ngoài ra, nhiều nhân lực khác sẵn sàng điều động và làm việc trực tuyến phục vụ ca ghép phổi. Ca ghép cũng có sự phối hợp và hỗ trợ từ Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện E, Bệnh viện Hữu nghị, Bệnh viện Tim Hà Nội,...
Ca phẫu thuật được tiến hành từ 10h sáng 9/2 (tức 30 Tết Giáp Thìn), kéo dài tới 22h cùng ngày, thành công ở mức cao nhất theo tiêu chuẩn của UCSF. 12 giờ sau mổ, tức 10h sáng mùng 1 Tết, người bệnh đã tỉnh, tự thở những hơi thở đầu tiên của hai lá phổi mới trong những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người bệnh và thầy thuốc. Ngay trong ngày đầu tiên sau ghép phổi, người bệnh đã phục hồi tốt, các chỉ số hô hấp ổn định.
Với những thành công này, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết Chương trình Ghép phổi của Việt Nam sẽ được ghi nhận vào danh sách của hệ thống ghép phổi trên thế giới. Trước đó, Bệnh viện Phổi Trung ương phối hợp với nhiều bệnh viện thực hiện thành công kỹ thuật ghép phổi, trong đó ca bệnh ghép 2 lá phổi cho người đàn ông 56 tuổi ở Thanh Hoá (năm 2020) được đánh giá là thành công toàn diện nhất tại Việt Nam với thời gian sống lâu nhất.
Từ nguồn tạng hiến từ nam thanh niên 26 tuổi bị chết não sau tai nạn giao thông, hàng trăm y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã lấy và ghép 8 mô tạng gồm tim, gan, thận, thận - tụy, hai tay, hai giác mạc từ người cho chết não. Trong đó có 2 tạng lần đầu thực hiện tại bệnh viện là ghép tim và ghép tụy - thận. Phổi của nam thanh niên được lấy, điều phối cho Bệnh viện Phổi Trung ương thực hiện ca ghép cho cô gái trẻ trên đây.
" alt=""/>Hai lá phổi của chàng trai không quen biết cứu nữ sinh mắc bệnh hiếm gặpTheo thông tin từ trung tâm chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chiều nay 31/8/2016, bé Trần Gấu sẽ ra viện.
Theo đó, khi chào đời bé Trần Gấu ở tuần tuổi thứ 29 và sinh ra được 1,2kg. Do bé Gấu ra đời trên nền sản phụ mắc bệnh ung thư nên quá trình chăm sóc cháu gặp không ít khó khăn, thậm chí thời gian đầu cân nặng bé Trần Gấu còn bị sụt giảm.
![]() |
Khi chào đời bé Trần Gấu chỉ nặng khoảng 1,2kg |
Sau một thời gian điều trị và nuôi trong lồng ấp, cân nặng bé Gấu đã về vị trí ban đầu và đến nay đã lên được 1,8kg. Được biết, bé có thể tự ăn được, lượng sữa từ 30 – 40 ml và mấy ngày nay, bố và người thân đã được vào bế con, ấp bé để bé cảm nhận được hơi ấm của người thân.
Trước đó, câu chuyện người mẹ - thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm từ chối chữa bệnh ung thư để giữ sự sống cho con đã khiến rất nhiều người phải xúc động. Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm được phát hiện mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối khi đang mang thai tuần thứ 19. Chị đã kiên quyết từ chối điều trị để mong giọt máu của mình được lớn lên từng ngày.
Do từ chối điều trị, nên các tế bào ung thư gần như lan rộng khắp cơ thể, khiến chị Trâm rất yếu. Đặc biệt, ngày 10/7, chị có dấu hiệu suy hô hấp nặng, vì khối u ngày càng lớn, chèn vào tim, phổi và gan nên Bệnh viện K và Phụ sản Trung ương chỉ định mổ lấy thai cho chị Trâm trong tư thế bệnh nhân ngồi trên bàn mổ.
Sau 30 phút em bé cất tiếng khóc, được đặt tên là Trần Gấu và được các bác sĩ tiếp nhận cấp cứu, cho vào lồng ấp chuyển sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Sau gần 2 tuần mổ bắt con, chị Trâm đã trút hơi thở cuối cùng sau một thời gian kiên trì chống chọi với bệnh tật.
H.Thúy
" alt=""/>Con trai của sản phụ từ chối điều trị ung thư sắp xuất việnQuyết liệt chỉ đạo thực hiện Đề án 06
Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang khẳng định việc triển khai Đề án 06 là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia, do đó đã tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh.
Trong 7 tháng đầu năm 2023, UBND tỉnh Tiền Giang đã quyết liệt tập trung thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến Đề án 06.
Tỉnh ủy Tiền Giang ban hành Chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án 06; HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định mức thu phí, lệ phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến; UBND tỉnh phối hợp Bộ Công an ban hành Kế hoạch phối hợp số 377 về triển khai thực hiện "mô hình điểm" nhằm đẩy mạnh các nhiệm vụ Đề án 06.
Tiền Giang đã lựa chọn 21/43 mô hình điểm phù hợp tình hình địa bàn để đẩy mạnh triển khai Đề án 06.
Tổ công tác triển khai Đề án 06, tỉnh ban hành 8 công văn chỉ đạo làm sạch dữ liệu dân cư đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống” và nâng cao tỷ lệ cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử VNeID.
Với vai trò thường trực, Công an tỉnh Tiền Giang đã phối hợp Văn phòng UBND tỉnh đôn đốc các sở, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, xã tổ chức thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Tiền Giang đã triển khai bài bản, tích cực, đúng hướng, đúng trọng tâm, trọng điểm và đã đạt được một số kết quả tích cực như cổng dịch vụ công tỉnh hiện cung cấp 1.837 dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 100%.
Quá trình giải quyết các thủ tục hành chính, 100% hồ sơ của hệ thống Cổng dịch vụ công tỉnh Tiền Giang được đồng bộ trạng thái lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia phục vụ theo dõi, giám sát, đánh giá.
Các dịch vụ công trực tuyến toàn trình đảm bảo đúng tiêu chí mức độ, không có tình trạng dịch vụ công trực tuyến toàn trình mà vẫn yêu cầu người dân mang hồ sơ gốc lên cơ quan tiếp nhận để đối chiếu hồ sơ và nhận kết quả.
Trong 7 tháng qua, tỉnh đã tiếp nhận 476.054 hồ sơ và giải quyết 467.060 hồ sơ, tỷ lệ giải quyết hồ sơ trước hạn 88.28%, đúng hạn 10.24%...
Ở nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, ngành thuế, triển khai ứng dụng eTax trên nền tảng thiết bị di động để cung cấp chức năng về nộp thuế điện tử, đăng ký giao dịch thuế điện tử, tra cứu thông tin, nghĩa vụ thuế, thông báo thuế.
Ngành giáo dục đẩy mạnh thanh toán học phí, các khoản thu bằng hình thức trực tuyến không dùng tiền mặt (hiện có 469/505 đạt 92,87% tổng số đơn vị áp dụng); ngành Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế khi tiếp nhận bệnh nhân phải sử dụng CCCD thay thẻ Bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh.
Tính đến ngày 8/8, người dân toàn tỉnh đăng ký tài khoản định danh điện tử VNeID được 541.644 hồ sơ (mức 1 được 71.930 hồ sơ, mức 2 được 469.741 hồ sơ), kích hoạt được 204.947 hồ sơ...
Theo đánh giá của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, việc triển khai thực hiện Đề án 06 đã tạo sự chuyển biến về nhận thức của cán bộ, người dân trong thực hiện chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, sử dụng dịch vụ công trên môi trường mạng phục vụ tốt cho các cơ quan, tổ chức và công dân trên địa bàn tỉnh.
Công tác triển khai thực hiện Đề án 06, tỉnh đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu các sở, ngành, UBND các cấp và sự hợp tác, chia sẻ, tham gia của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.
Quyết tâm chính trị cao quyết định thành công của Đề án 06
Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh cũng chỉ ra các tồn tại hạn chế, khó khăn, vướng mắc như sự vào cuộc của các ngành, các cấp đôi lúc chưa quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ Đề án 06. Cơ quan thường trực phải thường xuyên phối hợp Văn phòng UBND tỉnh đôn đốc việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng được giao (số hóa hồ sơ lĩnh vực, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến,...)
Tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh nhưng chưa cao, đa số người dân chưa thể tự nộp hồ sơ tại nhà mà phải đến cơ quan để cán bộ hướng dẫn nộp thủ tục hành chính qua dịch vụ công.
Tỷ lệ công dân đăng ký, kích hoạt thành công tài khoản định danh điện tử VNeID chưa đạt chỉ tiêu Bộ Công an giao (đến nay tỷ lệ đăng ký đạt 59,96%, kích hoạt đạt 22,7% so với 903.203 tài khoản định danh điện tử theo chỉ tiêu giao).
Công tác chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt có phát sinh, tuy nhiên số lượng phát sinh còn rất thấp; Tỷ lệ công dân sử dụng CCCD thay Bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh còn thấp. Cổng dịch vụ công tỉnh chưa kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Theo đánh giá của lãnh đạo Tiền Giang, Đề án 06 có nhiều nội dung mới; ứng dụng công nghệ thông tin; đòi hỏi có sự phối hợp của nhiều đơn vị từ Trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó, chưa có bộ phận giúp việc chuyên trách, đa số là công tác kiêm nhiệm nhưng nhiệm vụ đặt ra rất nhiều nội dung phải hoàn thành.
Khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của người dân còn nhiều hạn chế nhất là vùng nông thôn, do đó, kết quả tiếp nhận các loại hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia còn ít.
Việc đăng ký sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên các thiết bị di động, máy tính còn nhiều thao tác dẫn đến tâm lý e ngại, nhiều người dân không hợp tác hoặc hợp tác với thái độ không hài lòng. Người dân vẫn có thói quen thực hiện các thủ tục hành chính trực tiếp tại trụ sở cơ quan.
Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đưa ra các giải pháp là nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị các cấp trong việc triển khai thực hiện Đề án 06.
Tích cực tuyên truyền về các tiện ích của Đề án 06 để người dân, doanh nghiệp đồng tình ủng hộ nhất là tuyên truyền chủ trương thực hiện dịch vụ công trực tuyến các thủ tục hành chính, đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử VNeID.
Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang nhận định: "Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quan tâm công tác Chuyển đổi số thì nơi đó thực hiện tốt Đề án 06. Công an cấp huyện, cấp xã nơi nào làm tốt vai trò thường trực trong tham mưu UBND triển khai Đề án 06 trên địa bàn thì công tác triển khai thực hiện các nội dung theo chỉ đạo Đề án 06 đạt hiệu quả".
Cán bộ, công chức, viên chức nếu có quyết tâm chính trị cao trong thực hiện Đề án 06 sẽ góp phần thúc đẩy Đề án sớm thành công.
Trong 6 tháng còn lại của năm nay, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các đơn vị phải triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung Đề án 06.
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền lợi ích của việc nộp thủ tục hành chính qua dịch vụ công quốc gia bằng nhiều hình thức, tiện ích của tài khoản định danh điện tử VNeID, việc sử dụng CCCD trong khám chữa bệnh thay thẻ Bảo hiểm y tế để cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân hiểu và dễ dàng thực hiện...
Hướng dẫn người dân đăng ký, kích hoạt sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID và thông qua tài khoản định danh điện tử VNeID hướng dẫn người dân đăng nhập Cổng Dịch vụ công thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, khai báo tin an ninh trật tự.
Công an tỉnh ưu tiên bố trí nhân lực thực hiện các giải pháp làm sạch dữ liệu dân cư để bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống”, thu nhận hồ sơ cấp Căn cước công dân, cấp tài khoản định danh điện tử VNeID cho công dân đạt hiệu quả và phục vụ kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính của các ngành...